Thương mại điện tử (Ecommerce/electronic commerce) là hoạt động mua bán hàng hóa và dịch vụ trên Internet, nơi những cửa hàng truyền thống bước vào từ phố xá nhộn nhịp của thế giới thật. Ước tính có khoảng 2,14 tỷ người trên toàn thế giới mua hàng hóa và dịch vụ trực tuyến trong năm nay, và số lượng thành viên Prime mua sắm trên Amazon hiện đã đạt 150 triệu người.

Bán hàng trên các sàn thương mại điện tử lớn ở Việt Nam là một trong nhiều phương thức mà người bán có thể lựa chọn. Một số công ty chỉ tập trung bán hàng trực tuyến, nhưng đối với nhiều doanh nghiệp thì thương mại điện tử là một trong nhiều kênh phân phối thuộc một chiến lược bán hàng rộng hơn, bao gồm cửa hàng thật và nhiều nguồn doanh thu khác. Dù sao đi nữa, thương mại điện tử đặc biệt là thương mại điện tử xuyên biên giới cũng giúp các công ty khởi nghiệp, doanh nghiệp lớn và nhỏ kinh doanh trên quy mô lớn và tiếp cận khách hàng trên toàn thế giới.

Trang web thương mại điện tử là gì?

Trang web thương mại điện tử chính là gian hàng của bạn trên Internet, tạo điều kiện cho người bán và khách hàng giao dịch với nhau. Đó là một không gian ảo nơi bạn trưng bày sản phẩm của bạn để khách hàng lựa chọn. Trang web sẽ đóng vai trò là kệ sản phẩm, nhân viên bán hàng kiêm cả quầy thu ngân của kênh bán hàng trực tuyến của bạn.

Các doanh nghiệp có thể tạo gian hàng trực tuyến mang thương hiệu của mình và bán hàng trên Amazon - một trong số các sàn thương mại điện tử lớn nhất, hoặc xây dựng trang web thương mại của riêng họ với một tên miền riêng, hoặc tiếp cận đa kênh bằng cách thực hiện cả hai cách.

Có những loại thương mại điện tử nào?

Có rất nhiều cách để mua bán trực tuyến, nên thương mại điện tử cũng có nhiều dạng khác nhau. Một số mô hình kinh doanh phổ biến trong thế giới thương mại điện tử là:

B2C - Doanh nghiệp bán cho người tiêu dùng cá nhân (người dùng cuối). Đây là mô hình phổ biến nhất và đa dạng nhất.

B2B - Doanh nghiệp bán cho các doanh nghiệp khác. Thông thường, bên mua sẽ bán lại sản phẩm cho người tiêu dùng.

C2B - Người tiêu dùng tạo ra giá trị và bán cho doanh nghiệp. Mô hình C2B cho phép khách hàng bán cho các công ty khác.

C2C - Người tiêu dùng bán cho người tiêu dùng khác. Mô hình này tạo ra thị trường trực tuyến kết nối người tiêu dùng với nhau.

B2G - Doanh nghiệp bán cho chính phủ hoặc cơ quan chính phủ.

C2G - Người tiêu dùng bán cho chính phủ hoặc cơ quan chính phủ.

G2B - Chính phủ hoặc cơ quan chính phủ bán cho các doanh nghiệp.

G2C - Chính phủ hoặc cơ quan chính phủ bán cho người tiêu dùng.

Thương mại điện tử đang diễn ra ở đâu, như thế nào?

Việc mua sắm trực tuyến phát triển và thay đổi hàng ngày. Chúng ta mua sắm trên máy tính, điện thoại, máy tính bảng và các thiết bị khác. Người mua thường xuyên lướt xem các trang web, truy cập mạng xã hội, các sàn thương mại điện tử lớn ở Việt Nam và tham gia vào các kênh mua sắm online đang phát triển mạnh. Dưới đây là tổng quan về ba cách để tiến hành thương mại điện tử trong hiện tại.

1. Thương mại di động (M-Commerce)

Các giao dịch trực tuyến diễn ra trên thiết bị di động được gọi là thương mại di động hoặc M-Commerce. Người tiêu dùng trên toàn thế giới gần như ai cũng có thiết bị cầm tay, nên không ngạc nhiên khi thương mại di động đang phát triển mạnh mẽ và được kỳ vọng sẽ vượt qua thương mại phi di động vào năm 2021.

Nhiều người dùng nghiên cứu về sản phẩm và mua hàng trực tuyến trên điện thoại. Xu hướng này không có dấu hiệu chậm lại, vì vậy việc tối ưu hóa cửa hàng trực tuyến để phù hợp với thiết bị di động là điều cần thiết.

2. Thương mại điện tử doanh nghiệp

Thương mại điện tử doanh nghiệp là việc mua bán sản phẩm của các công ty hoặc tổ chức lớn.

Một doanh nghiệp lớn bán nhiều loại sản phẩm khác nhau hoặc có nhiều dòng thương hiệu, khi chuyển sang bán hàng trực tuyến nghĩa là đang tham gia vào thương mại điện tử doanh nghiệp.

3. Thương mại điện tử trên mạng xã hội

Mạng xã hội có thể giúp bạn tiếp thị và quảng bá cửa hàng thương mại điện tử của mình đến nhiều đối tượng. Cũng giống như việc giúp bạn kết nối với bạn bè và gia đình, mạng xã hội cũng có tiềm năng thu hút khách hàng đến với doanh nghiệp của bạn. Nếu được làm tốt, tiếp thị truyền thông trên mạng xã hội sẽ thu hút khách hàng một cách gần gũi và hiệu quả.

Mạng xã hội có thể giúp bạn:

Thu hút khách hàng mới

Xây dựng độ nhận thức thương hiệu

Tạo doanh số bán hàng trực tuyến

Những ưu điểm của thương mại điện tử

Khi doanh nghiệp phát triển, hầu hết người làm chủ kinh doanh thương mại điện tử đều đứng trước sự lựa chọn giữa việc nên mở rộng quy mô hoạt động nội bộ và tìm cách trữ hàng, quản lý và vận chuyển kho hàng, hay sử dụng một dịch vụ hoàn thiện đơn hàng. Dưới đây là ba giải pháp tiềm năng:

Thương mại điện tử bán lẻ đang phát triển nhanh chóng

Trong 12 tháng, tính đến ngày 31 tháng 5 năm 2020, các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Mỹ đã bán được hơn 3,4 tỷ sản phẩm trên sàn thương mại điện tử Amazon, tăng so với con số 2,7 tỷ cùng kỳ năm trước. Nhìn chung, doanh số thương mại điện tử đã tăng hơn 30% vào năm 2020. Mặc dù phần lớn chi tiêu trực tuyến tăng gần đây là do đại dịch COVID-19, các chuyên gia dự đoán xu hướng này sẽ còn tiếp tục.

Dễ dàng đặt mua sản phẩm

Với tất cả các loại hình thương mại điện tử, khách hàng có thể lựa chọn và mua hàng ở bất kỳ đâu chỉ với vài cú nhấp chuột. Amazon giúp bạn dễ dàng phân loại và so sánh các sản phẩm theo giá cả hoặc tính năng. Những cải tiến về thanh toán trực tuyến như Amazon Pay khiến quy trình thanh toán trở nên đơn giản hơn.

Tiếp cận trực tiếp người tiêu dùng

Nhờ có Internet, các thương hiệu thương mại điện tử có thể trực tiếp kết nối với đối tượng khách hàng mục tiêu, mà không cần phải trả tiền thuê bảng quảng cáo khổng lồ hoặc chạy chiến dịch quảng cáo trên TV để thu hút sự chú ý của khách hàng. Bạn có thể điều chỉnh thương hiệu và hoạt động tiếp thị của mình để phù hợp với mong muốn và nhu cầu của khách hàng, chi tiết đến từng ưu đãi đặc biệt và đề xuất sản phẩm được cá nhân hóa.

Phạm vi tiếp thị toàn cầu

Trước đây, phạm vi tiếp cận của một doanh nghiệp bị giới hạn bởi số lượng người có thể đến mua sắm trực tiếp tại cửa hàng. Ngày nay, thương mại điện tử xuyên biên giới cho phép bạn tiếp cận khách hàng trên khắp thế giới. Với mức độ sử dụng Internet ngày càng nhiều và sự phát triển của mạng xã hội, các chủ doanh nghiệp thương mại điện tử dễ dàng tiếp cận nhiều đối tượng khách hàng mới và đa dạng hơn.

Giảm chi phí vận hành

Tạo và duy trì một trang web ít tốn kém hơn so với việc vận hành một cửa hàng truyền thống. Bạn có thể bắt đầu một kênh kinh doanh thương mại điện tử mà không cần thuê mặt bằng, nhân viên hay phải có kho hàng lớn.

Những lợi thế trên giúp giảm bớt chi phí tổng. Bạn không cần phải trả tiền thuê mặt bằng hay lo lắng về việc bảo trì phòng ốc. Một khi đã bán hàng trực tuyến, gian hàng của bạn sẽ mở cửa 24 giờ một ngày — mà không cần phải giám sát hay có nhân viên như cửa hàng thực.

Bạn có thể sử dụng các công cụ và dịch vụ xây dựng trang web để thiết lập cửa hàng thương mại điện tử của riêng mình một cách nhanh chóng. Nếu không, bạn có thể bỏ qua việc tạo trang web và giới thiệu thương hiệu của mình trên mạng xã hội hoặc trên các sàn thương mại điện tử lớn ở Việt Nam như Amazon. Nhiều doanh nghiệp chọn bán hàng trên nhiều kênh trực tuyến thay vì chỉ một.

Những thách thức của thương mại điện tử

Mặc dù mang đến rất nhiều lợi ích, nhưng bên cạnh đó thương mại điện tử cũng có một số nhược điểm. Các doanh nghiệp có thể còn e ngại thương mại điện tử bởi những thách thức như:

Tương tác trực tiếp bị hạn chế

Tương tác mặt đối mặt đóng vai trò khá quan trọng đối với một số ngành kinh doanh và giao dịch. Tùy thuộc vào sản phẩm, dịch vụ hoặc phong cách bán hàng của bạn, có thể khó để thể hiện toàn bộ cá tính thương hiệu của bạn khi mọi thứ đều diễn ra trên mạng.

Việc đặt câu chuyện thương hiệu của bạn lên hàng đầu trong mọi hoạt động có thể giúp bạn duy trì nét đặc trưng của thương hiệu khi bán hàng trực tuyến. Ngoài ra, nếu bạn thích giao tiếp với khách hàng qua email hoặc điện thoại hơn, đây lại trở thành một lợi thế.

Khó khăn về kỹ thuật

Những vấn đề kỹ thuật nằm ngoài tầm kiểm soát của bạn có thể ảnh hưởng đến doanh số bán hàng. Cũng giống như một trục trặc trong chuỗi cung ứng sẽ làm bạn không thể giao sản phẩm kịp thời, hay các lỗi về Internet hoặc ổ cứng có thể khiến bạn tốn thời gian và tiền bạc.

Thông thường, mọi vấn đề kỹ thuật có thể phát sinh sẽ luôn có giải pháp hoặc cách phòng tránh. Bạn hãy đảm bảo thường xuyên sao lưu dữ liệu dự phòng. Sử dụng một trang như Amazon có thể giúp bạn giảm thiểu những rủi ro vì chúng tôi đã thiết lập sẵn một cơ sở hạ tầng kỹ thuật đáng tin cậy.

Những mối lo về bảo mật dữ liệu

Khách hàng ngày càng cảnh giác về cách thông tin cá nhân được lưu trữ và chia sẻ. Hãy xây dựng lòng tin của khách hàng bằng cách cung cấp thông tin chi tiết về chính sách bảo mật của bạn. Điều này thể hiện sự minh bạch và đảm bảo với khách hàng rằng thông tin cá nhân của họ được bạn bảo vệ an toàn.

Amazon đã cố gắng trong nhiều năm để tạo ra trải nghiệm mua sắm an toàn, giúp các doanh nghiệp bán hàng trên Amazon được hưởng lợi từ sự tin tưởng lâu dài của khách hàng. Nếu bạn mở một trang bán hàng thương mại điện tử với tên miền riêng, bạn cần phải tìm một dịch vụ thanh toán an toàn để tránh gây rủi ro đối với dữ liệu khách hàng.

Vận chuyển và hoàn thiện đơn hàng trên quy mô lớn

Khi bạn mới bắt đầu kinh doanh thương mại điện tử, việc đóng gói và vận chuyển các đơn đặt hàng tại nhà có thể khá đơn giản. Nhưng khi doanh nghiệp của bạn phát triển, bạn sẽ tốn nhiều thời gian hơn để xử lý đơn hàng. Đơn đặt hàng tăng đột ngột có thể khiến việc hoàn thiện đơn hàng trở nên vất vả hơn rất nhiều. Sử dụng một dịch vụ như Hoàn thiện đơn hàng bởi Amazon (FBA) có thể giúp giảm bớt căng thẳng cho doanh nghiệp của bạn và khiến khách hàng hài lòng.